Trao tiền bạn đọc giúp 4 chị em mồ côi ở Ninh Thuận
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Các tiệm bánh mì nổi tiếng hơn 5 thập kỷ ở TP.HCM phục vụ người dân
Ngày 12.2, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã có quyết định thu hồi 18 ha đất do Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh sử dụng tại P.Cam Phú, TP.Cam Ranh.Lý do tỉnh thu hồi diện tích đất trên là thuộc trường hợp chấm dứt dự án đầu tư. Sau đó sẽ giao Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Cam Ranh quản lý.Được biết, khu đất rộng 18 ha được địa phương giao Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh để thực hiện dự án từ năm 2010 nhưng bỏ hoang đến nay.Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này năm 2023 và quý 1/2024, không có hợp đồng đóng mới tàu và chỉ bàn giao được một số tàu sửa chữa với trị giá sản xuất, kinh doanh không đáng kể. Đồng thời chịu lỗ hàng trăm tỉ đồng bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi phí khấu hao, lãi vay có gốc ngoại tệ... và đang nợ bảo hiểm xã hội hàng chục tỉ đồng, nợ lương hàng trăm triệu đồng.Hiện, Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh còn sử dụng 2 khu đất, tổng diện tích hơn 45,5 ha để sản xuất, kinh doanh. Mới đây, TAND tỉnh Khánh Hòa có ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh theo chủ trương của Chính phủ về việc xử lý Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy - SBIC (phá sản công ty mẹ và 7 công ty con).
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 23.10.2023
Khoảng 14 giờ chiều một ngày cuối năm 2024, gần 20 học viên có mặt tại Hội người mù TP.HCM (Q.1) để tham gia buổi học cuối cùng của năm. Ngoài cửa, nhiều học viên lần từng bước vào hội trường. Bên trong, không khí trò chuyện sôi động vì mọi người thăm hỏi nhau sau một tuần không gặp.Giờ học đến, các học viên đứng cách nhau gần một mét, bắt đầu bài tập khởi động. Tiếng nhạc vang lên cùng với khẩu lệnh của huấn luyện viên Tú để đếm nhịp, điều hướng, chỉ dẫn cho mọi người mà không cần trực tiếp biểu diễn.Dù chỉ mới đến đây lần thứ hai, anh Nguyễn Tấn Tài (47 tuổi) rất dạn dĩ. Anh không ngại nhún nhảy trong động tác vươn vai khởi động, nôn nao chờ đợi bài học chính thức hôm nay. "Tôi là ca sĩ tự do nên cũng muốn học hỏi thêm nhiều bộ môn nghệ thuật. Đến đây mình được phiêu cùng âm nhạc, không còn cảm thấy trống trải nữa, có thời gian giải trí, tập thể dục và kết nối giao lưu với nhiều người", anh nói.Bồi hồi nhớ lại buổi đầu, anh Tài cho biết bản thân vẫn chưa hình dung được bước đi nên phải tự động viên mình cố gắng liên tục. Anh cẩn thận lắng nghe hướng dẫn của thầy, cảm nhận từng chút chuyển động cơ thể của bản thân. Đối với những động tác phức tạp hơn, huấn luyện viên Tú sẽ để học viên chạm trực tiếp vào người. Các học viên vây quanh anh, chạm vào vai, vào hông, vào chân rồi tập theo hướng dẫn. Từ những khẩu lệnh đơn giản nhất như tiến, lùi, qua trái, qua phải, sau thời gian dài luyện tập, nhiều người trong lớp đã có thể nhớ động tác, thể hiện trôi chảy khi phối hợp với bạn nhảy mà không còn bị trật nhịp, té ngã, giẫm chân nhau như ngày đầu. Đây là lớp học khiêu vũ dành cho người mù đầu tiên và duy nhất ở miền Nam, diễn ra vào lúc 14 giờ chiều thứ sáu hằng tuần. Ấp ủ dự định này từ 4 năm trước, huấn luyện viên Tú cho biết rất hạnh phúc khi đã có thể phối hợp với Hội Người mù TP.HCM thực hiện nguyện vọng vào cuối năm 2023.Anh Tú tự thiết kế giáo án riêng, dạy đủ 10 điệu dancesport từ phong cách La tinh đến tiêu chuẩn. "Tiến độ học chậm mà chắc. Tôi mất 2-3 tháng mới soạn xong một bài nhưng học viên khiếm thị cần nhiều thời gian hơn như vậy để làm quen. Mình cố gắng một, họ nỗ lực mười. Do đó, học viên chỉ cần nhảy được một bước là tôi đã rất hạnh phúc", anh chia sẻ. Anh Nguyễn Đức Dũng (45 tuổi) là học viên gắn bó từ những ngày đầu. Hiện tại anh làm nhân viên massage, đời sống còn nhiều bấp bênh nên niềm vui rất lớn đến từ việc tham gia lớp học. "Tôi xin nghỉ làm mỗi chiều thứ sáu để nhờ bạn chở lên đây. Ở TP.HCM ít những hoạt động giải trí cho người mù lắm, giờ có lớp miễn phí như vậy nên tôi biết ơn vô cùng. Thầy chỉ rất tận tình, cặn kẽ. Từ ngày học khiêu vũ tôi thấy mình cũng dẻo dai hơn, có cơ hội rèn luyện sức khỏe, xả stress sau khoảng thời gian mưu sinh bộn bề", anh Dũng tâm sự. Không những vậy, huấn luyện viên Tú còn tổ chức các cuộc thi nội bộ hay hỗ trợ dự thi toàn quốc để khuyến khích tinh thần học viên. Anh Dũng rất vui vi đạt giải ba trong một sự kiện ở lớp. Anh bày tỏ hy vọng lớp sẽ còn duy trì để bản thân được theo học. Chia sẻ với PV Thanh Niên, anh Tú mong muốn ngày càng có thêm nhiều người biết đến lớp học. "Hội trường vẫn còn rộng lắm. Nếu khiếm thị khiến họ bị giới hạn, thì giờ đây mỗi bước nhảy sẽ là một hành trình để họ vượt qua chính mình", anh khẳng định.
Chiều 2.1.2025, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Hồ Hồng Hải Hồ (37 tuổi, ở P.An Hòa, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo kết quả điều tra ban đầu, Hồ làm "cò" gạo, giúp thương lái mua bán gạo với các nhà máy, cơ sở xay sát, lau bóng gạo khu vực TP.Sa Đéc. Nhiều thương lái tin tưởng giao cho Hồ trực tiếp mua bán và nhận tiền của các cơ sở mua bán gạo rồi đưa lại. Khoảng tháng 3.2024, Hồ trực tiếp mua bán gạo và nhận hơn 3 tỉ đồng của các cơ sở. Thế nhưng, sau khi nhận tiền, Hồ không đưa cho các thương lái mà sử dụng toàn bộ số tiền này chơi đánh bạc qua mạng và thua hết tiền. Phát hiện bị Hồ chiếm đoạt tiền, các thương lái làm đơn tố cáo đến cơ quan công an. Công an tỉnh Đồng Tháp thông báo ai là bị hại trong vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Hồ Hồng Hải Hồ thì liên hệ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp (246 Lê Đại Hành, P.Mỹ Phú, TP.Cao Lãnh; hoặc điều tra viên Dương Đăng Khoa - ĐT: 0945441311) để được hướng dẫn xử lý.
Nông dân Sa Đéc thu lãi to do trúng mùa cúc mâm xôi
Còn anh Tạ Thanh Sang (ngụ tỉnh Long An), hiện đang là trưởng nhóm Camping in Vietnam - Cộng đồng thích cắm trại Việt Nam trên Facebook, đề xuất địa điểm tắm biển, lặn ngắm san hô là vịnh Vân Phong (thuộc H.Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa).

Ô tô điện vận chuyển bằng tàu biển: Tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa có lời giải
Quán súp cua mắc nhất gần 100.000 đồng/tô ở TP.HCM: Khách mê suốt 30 năm, vì sao?
Tài khoản Bạn Đọc Mới chia sẻ: "Tôi công tác 30 năm nhân viên văn phòng lương tối thiểu 2.34 được 9.330.000 quá thấp trong khi giáo viên công tác 10 đã được hơn 10 triệu, trong khi đó Bộ giáo dục đề xuất Bộ Nội vụ từ cuối 2023 phụ cấp 25% công vụ cho nhân viên trường học đến nay đã 1 năm nhưng chưa thấy động tĩnh gì. Tôi kính mong các bộ, ngành giải quyết sớm cho nhân viên trường học thêm phần nào khó khăn xin chân thành cảm ơn".Một độc giả giấu tên bộc bạch: "Cảm ơn tác giả. Bài viết thực sự rất xác thực với thực tế. Rõ ràng chúng tôi là một trong những lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch, với đầy tinh thần trách nhiệm. Nhưng khi được nhận quyền lợi chúng tôi như bị bỏ rơi. Buồn. Phụ cấp Nhân viên y tế trường học rất rất nhiều nơi không được. Bởi vì có cụm từ "thủ trưởng đơn vị căn cứ vào nguồn thu nhà trường, chi không vượt quá 20% phụ cấp...".Bạn đọc là nhân viên thư viện một trường học giãi bày: "Nhân viên thư viện chỉ được hưởng phụ cấp độc hại 0.2 nhưng bị cắt vào 3 tháng hè. Lương quá thấp không đủ trang trải cuộc sống hằng ngày thì đến việc lập gia đình và sinh con thì còn quá xa vời. Kính mong các bộ, ngành quan tâm hơn đến chế độ của bộ phận nhân viên nhà trường vì vị trí công việc nào cũng có tầm quan trọng".Tài khoản lấy tên "Bạn đọc mới" giới thiệu mình làm nhân viên văn thư 14 năm, lương chỉ có hệ số 2,86 x lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng trong khi đó họ còn phải nuôi 2 con đi học. Bạn đọc cũng cho hay mình làm văn thư ở thị xã Tịnh Biên, Giang vẫn chưa được xét thăng hạng, vẫn còn hoang mang đối với các chế độ dành cho nhân viên và rất khó khăn vất vả để sống bằng lương."Nhân viên thư viện, thiết bị còn được hưởng phụ cấp độc hại 0,2. Nhân viên văn thư không được hưởng gì cả. Được phân công kiêm nhiệm thư ký hội đồng trường nếu là giáo viên sẽ được giảm 2 tiết/tuần, còn văn thư kiêm nhiệm không được gì cả. Trơ trọi chỉ có lương ít ỏi đó thôi. Trong khi bản thân em còn đang học liên thông lên đại học, vì hy vọng khi có bằng đại học lương sẽ được cao hơn thế nhưng nỗi lo cơm áo gạo tiền rồi thêm việc học thật sự rất vất vả đối với nhân viên như em. Vậy mà những anh chị đi trước đã có bằng đại học rồi lại không được xét thăng hạng như vậy vẫn hưởng mức lương theo hệ số trung cấp thì mãi cũng chẳng thể cải thiện thu nhập được...", tài khoản "Bạn đọc mới" nói lời tâm can.Bên cạnh những lời tâm can giãi bày lương thấp, đời sống bấp bênh vì không có hoặc có rất ít phụ cấp, đội ngũ giáo viên và nhân viên trường học gửi ý kiến, đề xuất các giải pháp gỡ khó khăn cho đội ngũ nhân viên trường học. Nhất là đội ngũ chưa là viên chức, đang là hợp đồng lao động.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Tân Bình, TP.HCM nêu giải pháp của đơn vị ông: "Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, nhu cầu của các loại hình dịch vụ cũng như đặc thù công việc của mỗi vị trí, khi nhà trường xây dựng kế hoạch thu chi các nguồn thu dịch vụ tại đơn vị sẽ thực hiện phân công một số công việc phù hợp nhằm tăng thêm tổng thu nhập hàng tháng cho đối tượng nhân viên của nhà trường, tương đương khoảng từ 1.400.000 đồng đến 4.400.000 đồng/người/tháng tùy theo số lượng, tính chất công việc được phân công phụ trách"."Hiện nay, theo quy định, nhân viên y tế trường học được phụ cấp ưu đãi nghề tối đa là 20% (thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định). Do đó, đơn vị tôi khi xây dựng dự toán thu chi các nguồn thu dịch vụ tại đơn vị có thực hiện phân công và chi hỗ trợ 20% phụ cấp ưu đãi cho nhân viên y tế, được chi trả trong 9 tháng của năm học, tương đương 20% theo hệ số lương hiện hành khoảng 1.712.000 đồng/người/tháng", hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Tân Bình, TP.HCM cho biết.Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.1, TP.HCM cũng cho biết để có đủ nhân viên trường học giải quyết các công việc ở trường, nhà trường phải ký hợp đồng lao động, đặc biệt là với các cô bảo mẫu, bác bảo vệ... Mức lương của các nhân viên hợp đồng lao động này, sau khi trừ xong các khoản bảo hiểm chỉ còn tròm trèm 5 triệu đồng, làm sao có thể đủ để họ sống, nuôi con, chưa kể là nhiều người còn phải đi thuê nhà... Để tháo gỡ khó khăn cho đội ngũ nhân viên trường học hợp đồng, nhà trường có xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, vào các dịp ngày lễ, tết dương lịch, Tết Nguyên đán... đều có một phần chia sẻ, động viên đội ngũ này.Đồng thời, tạo điều kiện để đội ngũ nhân viên trường học có thêm thu nhập, căn cứ đặc thù vị trí công việc, căn cứ kế hoạch chương trình nhà trường, kế hoạch thu chi các nguồn thu dịch vụ tại đơn vị, trường cũng sẽ thực hiện phân công một số công việc phù hợp với đội ngũ, để họ có thêm một khoản thu nhập hàng tháng.Nhân viên y tế trường học (hợp đồng lao động) tại một trường THCS tại quận 8, TP.HCM cho biết bên cạnh phụ trách nhân viên y tế, cô cũng được ban giám hiệu phân công hỗ trợ công tác bán trú của học sinh, hỗ trợ căn tin trường học, hỗ trợ một số công việc như quản sinh, tưới cây, bảo trì điện... Do đó, mỗi tháng ngoài tiền lương hợp đồng lao động là 4.922.500 đồng, cô được chi trả thêm khoảng 2.900.000 đồng. Tuy nhiên, tổng thu nhập ở trường của cô cũng chỉ khoảng 8 triệu đồng/tháng. Để có thêm tiền nuôi 2 con ăn học, cô phải đi làm thêm việc tạp vụ dọn dẹp các buổi tối (được trả 4 triệu đồng/tháng).Như Báo Thanh Niên đã phản ánh, là viên chức trong ngành giáo dục - đào tạo nhưng không phải là giáo viên nên không được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên…, nhiều nhân viên trường học có mức lương eo hẹp, đời sống rất khó khăn. TP.HCM có một số ưu đãi đặc thù như Nghị quyết 08 chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức, còn ở các tỉnh thành không có khoản tiền này nên đời sống nhân viên trường học rất chật vật.
Sảy thai 3 lần, cuối cùng người mẹ Hàn sinh thành công nhờ bác sĩ Việt Nam
Thông tin ban đầu, vụ cháy xảy ra khoảng 19 giờ ngày 4.3 tại một kho chứa len giữa khu dân cư đông đúc trên đường Lê Văn Tám, P.10, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), ngọn lửa bùng phát rất nhanh, khói lửa bao trùm cả khu dân cư sau khu biệt thự cổ Cadasa, khiến người dân hoảng loạn.Nhận được tin báo, Công an P.10 có mặt tại hiện trường phối hợp người dân tại chỗ dập lửa, đồng thời di chuyển người dân, đồ đạc của các hộ lân cận đến nơi an toàn. Ít phút sau, lực lượng Cảnh sát PCCC-CHCN huy động nhiều phương tiện cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Do đường Lê Văn Tám chật hẹp nên việc chữa cháy gặp không ít khó khăn.Theo lãnh đạo UBND P.10, khu vực xảy ra cháy là kho chứa len có diện tích khoảng 200 m2. Khối lượng len trong kho đang xác định, rất may vụ cháy không thiệt hại về người. Lực lượng Cảnh sát PCCC kịp thời đến hiện trường dập lửa nên ngọn lửa không lây lan ra những nhà xung quanh.Nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
rồng bach
Theo TechCrunch, giữa lúc lệnh cấm TikTok tại Mỹ có hiệu lực, một 'vị cứu tinh' đã bất ngờ xuất hiện là Perplexity AI, công ty công nghệ chuyên về tìm kiếm bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Thay vì mua lại, Perplexity đề xuất sáp nhập với TikTok US, tạo ra một thực thể hoàn toàn mới.Theo CNBC, Perplexity AI đã gửi đề nghị sáp nhập với TikTok US. Thương vụ này sẽ tạo ra một công ty mới, kết hợp công nghệ AI của Perplexity với nền tảng video ngắn của TikTok, đồng thời cho phép các nhà đầu tư hiện tại của ByteDance (công ty mẹ TikTok) giữ lại cổ phần.Đề xuất sáp nhập được xem là một cách 'lách luật' thông minh, bởi pháp luật Mỹ chỉ yêu cầu ByteDance bán TikTok chứ không cấm sáp nhập. Nếu thành công, đây sẽ là bước ngoặt lớn, không chỉ cứu TikTok khỏi lệnh cấm mà còn tạo ra một gã khổng lồ mới trong lĩnh vực công nghệ.Mặc dù ByteDance từng nhiều lần khẳng định không bán TikTok, nhưng đề xuất sáp nhập từ Perplexity AI có thể khiến họ thay đổi ý định. Sự kết hợp giữa AI và video ngắn hứa hẹn tạo ra tiềm năng phát triển to lớn, đồng thời giúp TikTok xoa dịu lo ngại về vấn đề an ninh dữ liệu từ chính phủ Mỹ.Tuy nhiên, thương vụ này vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Chính quyền Mỹ sẽ chấp thuận đề xuất sáp nhập? Liệu Perplexity AI có đủ sức cạnh tranh với các "ông lớn" công nghệ khác?Trong khi đó, lệnh cấm TikTok tại Mỹ có hiệu lực vào ngày 19.1. Tân Tổng thống Donald Trump tuy đã hứa hẹn sẽ gia hạn 90 ngày cho TikTok, nhưng vẫn chưa có gì chắc chắn.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư